Với số lượng xe nhập khẩu nhiều, chất lượng và cách sử dụng rất khác nhau nên nhu cầu sửa xe nâng tay rất lớn. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu không dưới 200.000 xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao thủy lực chưa bao gồm xe nâng tay điện. Số lượng hàng năm tăng lên 3-5% do nhu cầu công nghiệp hóa và giảm sức người trong vận chuyển logistics.
Danh mục bài viết
Các lỗi thường gặp yêu cầu phải sửa xe nâng tay
- Phổ biến nhất là vỡ bánh Nylon hay PU, bong tróc bánh PU.
- Gãy lò xo tại cụm bơm kết nối với tay kéo.
- Rỉ dầu tại phớt ti ben thủy lực.
- Con mặt càng nâng.
- Cong hoặc gẫy cần đẩy thủy lực dưới mặt càng nâng.
- Bóp xả thủy lực không được.
- Không nâng hạ được khi có tải hoặc không có tải.
Các nguyên nhân chính dẫn đến hỏng xe nâng tay
- Chất lượng xe: có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng chất lượng xe sẽ được liệt kê trong mục sau.
- Không bơm mỡ.
- Rỉ dầu thủy lực do hỏng phớt ti ben xi lanh nâng.
- Thiếu dầu thủy lực.
- Nâng hàng quá trọng lượng thiết kế của xe nâng tay.
- Kéo nhanh, mạnh qua đường gồ ghề.
- Bánh PU hoặc bánh Nylon đã hỏng nhưng không kiểm tra thay thế dẫn đến hỏng trục bánh, lệch thân xe nâng.
- Gãy vai chịu lực,…
Quy trình sửa xe nâng tay
Quá trình sửa chữa xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao thủy lực được thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm tra và chẩn đoán tình trạng xe: Trước khi bắt đầu sửa chữa, cần tiến hành kiểm tra tổng quát để xác định nguyên nhân gây hỏng hóc. Điều này bao gồm việc kiểm tra bơm, hệ thống thủy lực, lốp và các bộ phận cơ khí khác.
- Thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hỏng: Dựa trên kết quả kiểm tra, thực hiện thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hỏng. Ví dụ, nếu bơm thủy lực bị hỏng, cần thay thế bằng bơm mới hoặc sửa chữa bơm cũ nếu có thể.
- Sửa bơm thủy lực xe nâng tay: Có hai loại bơm BF hoặc AC, khi sửa xe nâng tay đối với bơm thủy lực cần chuẩn bị 30-50 mm dầu thủy lực và phớt đúng loại. Tháo đầu bơm thủy lực, tay gạt, tay bơm và ti ben; Xác định chính xác đường kính, độ dày phớt, mã phớt để thay thế. Tháo sạch dầu thủy lực cũ rồi thay mới dầu sau đó lắp sim phớt đúng chiều với chiều mã hướng ra ngoài rồi lắp lại. Sau khi lắp xong, xả khí air rồi mới đưa vào thử tải.
Các nguy cơ làm hỏng xe dẫn tới phải sửa xe nâng tay
- Không bơm mỡ định kỳ vào vú mỡ, vú mỡ bị tắc.
- Không bơm đủ mỡ tại tất cả các vị trí vú mỡ: Xác định đủ các vị trí vú mỡ và lưu ý mỗi xe nâng tay có 4-9 vị trí bơm mỡ để bảo vệ xe cũng như giúp xe nâng vận hành trơn tru, nhẹ nhàng hơn.
- Tránh dùng sai loại bánh xe: PU, Nylon, Cao su đặc. Cao su đặc cho xe nâng tay địa hình, bánh Nylon dùng cho nền cứng gồ ghề, bánh PU dùng cho nền phẳng, sơn epoxy.
- Thao tác không đúng cách: dùng sai lực, va chạm cơ học,…
Lời khuyên sử dụng xe nâng tay đúng cách
- Đầu tiên phải là hiểu xe nâng tay để chọn đúng loại xe nâng tay tốt.
- Khi đã có xe nâng tay tốt cần đào tạo người sử dụng biết các nguy cơ làm hỏng xe nâng tay để biết cách phòng ngừa.
- Kiểm tra cốt bánh xe, độ đồng đều bề mặt bánh xe, bơm đủ mỡ, kiểm tra độ nhạy bơm thủy lực trước khi sử dụng.
- Hàng tháng kiểm tra hai thanh đẩy truyền lực từ bơm thủy lực tới 2 trục bánh xe chịu tải và dẫn lái.
- Nếu bơm thủy lực bị rỉ dầu thì phải thay thế phớt ngay tránh làm cố .
Tư vấn sửa xe nâng tay, xe nâng tay điện và bài viết liên quan
- Hotline chung 0986263456
- Tư vấn sửa xe nâng tay, sửa xe nâng điện toàn quốc zalo số 0986263456.
- Thay bánh PU, thay bơm thủy lực,… gọi 0868914666 hoặc 0868917666.
- Xe nâng tay Niuli 2-5 tấn.
- Xe nâng tay điện 2,5 tấn.
Video các loại xe nâng tay
Bên cạnh xe nâng tay thủy lực thì xe nâng tay điện có rất nhiều lợi thế về nâng suất lao động và chi phí sử dụng nhân công, thân thiện môi trường. Để tham khảo thêm về các dòng xe nâng tay điện và giá vui lòng đọc bài viết này.